Vận tải hàng hóa, vận tải đường biển, ô tô vận tải

underfined   underfined

Quy trình canh tác giống lúa HBO

 

Một số kỹ thuật cần lưu ý khi gieo trồng giống lúa siêu ngắn ngày HBO2

HBO2 là giống lúa lai F1; Thời gian sinh trưởng cực ngắn ngày (TGST: vụ xuân miền Bắc 100-110 ngày, miền Nam 85-90 ngày; vụ Mùa miền Bắc và miền Nam: 70-80 ngày); Năng suất cao (7-8 tấn/ha); Chất lượng gạo: rất đẹp, không bạc bụng, hạt thon dài; Chất lượng cơm rất nở (01 gạo + 1,6-1,7 nước), mềm và khá ngon.

HBO2 có khả năng chống chịu bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn.

Một số lưu ý về kỹ thuật: cần bón đủ lượng phân như canh tác các giống lúa lai khác. Tuy nhiên, do giống HBO2 có thời gian sinh trưởng cực ngắn nên cần phải chăm sóc, bón phân sớm và tập trung ngay từ đầu vụ thì mới có năng suất cao.

Mật độ cấy: nếu có thể cấy: 1-2 rảnh/khóm; Khoảng cách cấy: Đất tốt (giàu dinh dưỡng): 10-13 x 15-20 cm; Đất xấu (nghèo dinh dưỡng): 8-10 x 15-20 cm.

Lượng hạt giống: 5-6 kg/1.000 m2 (đất tốt thưa hơn đất xấu); Tương ứng: Bắc bộ 1,5 – 2 kg/sào (360 m2); Trung bộ: 2-3 kg/sào (500 m2).

Kỹ thuật ngâm ủ lúa lai:

(+) Ngâm bằng nước sạch để nơi thoáng mát.

(+) Tổng thời gian ngâm 18-22 giờ (tùy điều kiện nhiệt độ, nếu nhiệt độ cao ngâm ít, nhiệt độ thấp ngâm nhiều). Cứ 4-5 tiếng phải thay nước ngâm và rửa sạch giống sau đó ngâm tiếp bằng nước sạch.

(+) Điều kiện có thể thì xử lý trước khi ngâm lần thứ hai bằng nước ấm (50-540C): pha 3 phần nước sôi cộng với 2 phần nước lạnh đảo đều rồi ngâm giống trong thời gian khoảng 5-10 phút sau đó thay nước sạch để ngâm.

(+) Khi hạt đã no nước (4-5 lần thay nước, mỗi lần thay ngâm 4-5 tiếng) thì vớt ra, đãi sạch, để ráo rồi đem ủ bằng vật liệu thông thoáng và giữ ấm (tuyệt đối không ủ bằng bao ni-lon, bao dứa: do bí hơi, bí nước dễ làm cho hạt giống bị thối).

(+) Lần ngâm cuối cùng bổ sung cùng với phân bón lá RQ siêu mạnh rễ, phát chồi, mỗi gói RQ 15ml ngâm 01 - 02 kg giống, tương đương 02 gói/01 sào – 1.0002, hoặc 01 gói cho sào Trung bộ / Bắc bộ).

(+) Kiểm tra trong quá trình ủ: nếu bị khô nên vẩy thêm nước, khi hạt lúa nứt nanh cần đảo đều để hạ nhiệt tránh thối mầm.

(+) Khi mầm dài bằng ½ hạt lúa thì mang gieo/sạ. Không để mầm qua dài sẽ khó gieo/sạ.

Kỹ thuật bón phân

(+) Lượng phân bón (kg/ha): phân chuồng: 8.000 – 10.000 (hoặc thay thế bằng Super Humic – Trichoderma (SUMITRI – bổ sung chất hữu cơ dễ tiêu, kích thích ra rễ, đẻ nhánh, phân hủy độc tố và nguồn bệnh hại trong đất): 0,5kg/sào 1000 m2/02 sào Trung bộ/05 sào Bắc bộ); phân Urê: 200-250kg; phân lân super/lân nung chảy: 420-550; phân Kali (chlorua): 170-220. Nếu bón các loại phân khác thì tính ra mức phân tương ứng N:P2O5:K2O = 90-110:60-80:100-120

(+) Cách bón: bón 03 lần

Bón lót (trước khi bừa cấy): toàn bộ phân chuồng  + 40% lượng phân đạm.

Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh sau cấy: 5-7 ngày;  hoặc 8-10 ngày sau sạ): 50% lượng phân đạm  + 50% lượng phân Kali.

Bón thúc lần 2 (lúa làm đòng: vụ xuân sau sạ/cấy khoảng: sạ/cấy 30-35 ngày): toàn bộ số phân còn lại (10% lượng phân đạm  + 50% phân Kali).

Một số kỹ thuật cần lưu ý khi gieo trồng giống lúa HBO 5 và HBO 8

HBO 5 và HBO 8: là giống lúa lai F1, trung ngày (HBO5: TGST vụ xuân 125-130 ngày; vụ mùa 95-105 ngày); dài ngày (HBO8: TGST vụ xuân 135-145 ngày; vụ mùa 115-120 ngày), có năng suất cao, chất lượng gạo cao, cơm ngon.

HBO 5 và HBO 8: có khả năng chống chịu bệnh bạc lá, đạo ôn, khô vằn.

Một số lưu ý về kỹ thuật: cần bón đủ lượng phân như canh tác các giống lúa lai khác. Cần tập trung chăm sóc ngay từ đầu vụ thì mới có năng suất cao.

Mật độ cấy: nếu có thể cấy: 1-2 rảnh/khóm, khoảng cách

-          Đất tốt (giàu dinh dưỡng): 10-15 x 25-30 cm;

-          Đất xấu (nghèo dinh dưỡng): 10-15 x 17 - 20 cm.

Lượng hạt giống lúa cấy (làm mạ): 2,5 - 4 kg/1.000 m2. (đất tốt cấy thưa, đất xấu cấy dầy);

Tương ứng: Bắc bộ 0,7-1,0 kg/sào (360 m2); Trung bộ: 1-1,5 kg/sào (500 m2).

Với lúa sạ: lượng giống sạ: 4-5 kg/ha.

Kỹ thuật ngâm ủ lúa lai:

(+) Ngâm bằng nước sạch để nơi thoáng mát. Không vớt hạt giống bị nổi khi ngâm lần đầu (đây là đặc điểm của hạt các giống lúa lai).

(+) Tổng thời gian ngâm 18-22 giờ (tùy điều kiện nhiệt độ, nếu nhiệt độ cao ngâm ít, nhiệt độ thấp ngâm nhiều). Cứ 4-5 tiếng phải thay nước ngâm và rửa sạch giống sau đó ngâm tiếp bằng nước sạch.

(+) Điều kiện có thể thì xử lý trước khi ngâm lần thứ hai bằng nước ấm (50-540C): pha 3 phần nước sôi cộng với 2 phần nước lạnh đảo đều rồi ngâm giống trong thời gian khoảng 5-10 phút sau đó thay nước sạch để ngâm.

(+) Khi hạt đã no nước (4-5 lần thay nước, mỗi lần thay ngâm 4-5 tiếng) thì vớt ra, đãi sạch, để ráo rồi đem ủ bằng vật liệu thông thoáng và giữ ấm (tuyệt đối không ủ bằng bao ni-lon, bao dứa: do bí hơi, bí nước dễ làm cho hạt giống bị thối).

(+) Lần ngâm cuối cùng bổ sung cùng với phân bón lá RQ siêu mạnh rễ, phát chồi, mỗi gói RQ 15ml ngâm 01 - 02 kg giống, tương đương 02 gói/01 sào – 1.0002, hoặc 01 gói cho sào Trung bộ / Bắc bộ).

 (+) Kiểm tra trong quá trình ủ: nếu bị khô nên vẩy thêm nước, khi hạt lúa nứt nanh cần đảo đều để hạ nhiệt tránh thối mầm.

(+) Khi mầm dài bằng ½ hạt lúa thì mang gieo/sạ. Không để mầm qua dài sẽ khó gieo/sạ.

Kỹ thuật bón phân

(+) Lượng phân bón (kg/ha): phân chuồng: 8.000 – 10.000 (hoặc thay thế bằng Super Humic – Trichoderma (SUMITRI – bổ sung chất hữu cơ dễ tiêu, kích thích ra rễ, đẻ nhánh, phân hủy độc tố và nguồn bệnh hại trong đất): 0,5kg/sào 1000 m2/02 sào Trung bộ/05 sào Bắc bộ); phân Urê: 200-250kg; phân lân super/lân nung chảy: 420-550; phân Kali (chlorua): 170-220. Nếu bón các loại phân khác thì tính ra mức phân tương ứng N:P2O5:K2O = 90-110:60-80:100-120

(+) Cách bón: bón 03 lần

Bón lót (trước khi bừa cấy): toàn bộ phân chuồng + 40% lượng phân đạm.

Bón thúc lần 1 (khi lúa bén rễ hồi xanh sau cấy: 5-7 ngày;  hoặc 8-10 ngày sau sạ): 50% lượng phân đạm  + 50% lượng phân Kali.

Bón thúc lần 2 (lúa làm đòng: vụ xuân sau sạ/cấy khoảng: sạ/cấy 30-35 ngày): toàn bộ số phân còn lại (10% lượng phân đạm  + 50% phân Kali).

TƯ VẤN TRỤC TUYẾN

+84 977 30 22 88
PADCO

padcoltdvn@gmail.com