Vận tải hàng hóa, vận tải đường biển, ô tô vận tải

underfined   underfined

Sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS để quản lý bệnh hại hành, tỏi tại Ninh Thuận P.2

3.3.5. Năng suất cây hành tỏi ở ruộng mô hình và đối chứng

(*) Đối với cây hành

Bảng 5. Năng suất cây hành (tấn/ha) ở ruộng mô hình và đối chứng

TT

Tên chủ hộ

Mô hình

Đối chứng

NS vượt

% vượt

1

Nguyễn Long

30,0

24,0

6,0

20.0

2

Nguyễn Thị Loan

38,0

27,0

11,0

28.9

3

Nguyễn Văn Tân

30,0

25,0

5,0

16.7

4

Trần Phú Lạc

24,0

20,0

4,0

16.7

5

Nguyễn Thanh Hùng

33,0

24,0

9,0

27.3

6

Nguyễn Văn Trí

24,0

20,0

4,0

16.7

7

Võ Cang

25,0

20,0

5,0

20.0

8

Nguyễn Thị Thúy

24,0

20,0

4,0

16.7

 

Trung bình

28,5

22,5

 

20.4

Qua bảng 5 ta có thể thấy việc sử dụng chế phẩm  OREMINA-PLUS, kết hợp phân bón lá RQ  cho cây hành ở các ruộng mô hình đã giúp cho cây sinh trưởng phát triển mạnh khỏe hơn, hạn chế đối tượng sâu bệnh gây hại từ giai đoạn cây con đến giai đoạn thu hoạch. Từ đó ruộng mô hình cho năng suất cao hơn hẳn ruộng đối chứng từ 16,7 – 28,9%. Bình quân năng suất ở ruộng mô hình vượt 20,4% so với ruộng đối chứng.

(*) Đối với cây tỏi

Qua bảng 6 ta có thể thấy ở ruộng mô hình do cây sinh trưởng phát triển tốt hơn ruộng đối chứng từ giai đoạn cây con đến giai đoạn thu hoạch có thời gian sinh trưởng dài hơn từ 10 – 12 ngày so với ruộng đối chứng. Củ tỏi ở ruộng mô hình chắc hơn, đồng đều hơn, trung bình đạt  11,53 tép/củ (đối chứng chỉ đạt 9,83 tép/củ), khối lượng trung bình củ 13,53 g/củ (đối chứng chỉ đạt 10,96 g/củ), năng suất ở ruộng mô hình (đạt 8,7 tấn/ha) tăng 20,7% so với ruộng đối chứng (đạt 6,8 tấn/ha).

Bảng 6. Năng suất, yếu tố cấu thành năng suất trên cây tỏi

Chỉ tiêu

Ruộng mô hình

Ruộng đối chứng

Số lá cuối vụ (lá/cây)

5,96

4,96

Số tép/củ

11,53

9,83

Khối lượng củ (g)

13,53

10,96

Mật độ (cây/m2)

63,85

63,45

Năng suất TB (tấn/ha)

8,7

6,8

 

3.3.6. Chất lượng, tỉ lệ sâu bệnh hại tại kho hành giai đoạn bảo quản

Bảng 7. Tỉ lệ củ hành thối kho mô hình và đối chứng ở giai đoạn bảo quản

Tên hộ

Mẫu điều tra

Mô hình

Đối chứng

Khối lượng

mẫu (kg)

Số củ thối/kg

Khối lượng

 mẫu (kg)

Số củ thối/kg

Hộ 1

Mẫu 1

3,7

3

3,3

7

Mẫu 2

3,6

4

3,7

9

Mẫu 3

4,1

2

3,0

11

Hộ 1

Mẫu 1

3,7

2

3,4

12

Mẫu 2

4,0

4

3,8

9

Mẫu 3

3,5

4

3,7

10

Hộ 3

Mẫu 1

4,2

5

4,1

13

Mẫu 2

3,6

3

3,5

8

Mẫu 3

3,7

2

3,3

14

 

TB

 

3.2

 

10.3

Ghi chú:          Hộ 1: Nguyễn Long (thôn Mỹ Tường 2, Nhơn Hải, Ninh Hải)

                        Hộ 2: Nguyễn Văn Tân (thôn Mỹ Tường 1, Nhơn Hải, Ninh Hải)

                        Hộ 3: Trần Phú Lạc (thôn Mỹ Tường 1, Nhơn Hải, Ninh Hải)

 

Trong quá trình điều tra theo dõi củ hành bị thối trong quá trình bảo quản chúng tôi thấy rằng củ hành ở ruộng mô hình củ chắc hơn, màu sắc đẹp hơn (màu đỏ tươi và sáng bóng hơn) so với củ hành ở ruộng đối chứng. Quan trọng nhất là kết quả điều tra tỷ lệ củ hành bị hỏng trong quá trình bảo quản trình bày tại bảng 7 cho thấy tỉ lệ củ hành bị thối trong quá trình bảo quản của ruộng mô hình duy trì ở mức 3,2 củ thối/kg, trong khi đó củ hành bị hỏng trong quá trình bảo quản ở ruộng đối chứng là 10,3 củ thối/kg. Như vậy số củ bị hỏng trong quá trình bảo quản của mô hình giảm so với đối chứng là 68,9%. Có thể nói việc sử dụng các biện pháp tác động của ruộng mô hình đã làm giảm thất thoát trong quá trình bảo quản là gần 70%.

3.3.7. Hiệu quả kinh tế xã hội của chủ đề

(*) Hiệu quả kinh tế của mô hình hành

Kết quả theo dõi phân tích lợi nhuận của mô hình cây hành so với đối chứng cho thấy mô hình cây hành đã cho lợi nhuận tăng hơn đối chứng là 69,5%. Chúng ta thấy rằng, chi phí vật tư của ruộng đối chứng tăng hơn so với ruộng mô hình khoảng 8,5 triệu/ha (chủ yếu là chi phí về thuốc bảo vệ thực vật phải đầu tư nhiều hơn). Từ đó kéo theo chi phí công sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cũng tăng cao hơn ở ruộng đối chứng so với ruộng mô hình. Nhưng ruộng mô hình lại cho năng suất cao hơn và lợi nhuận thu được ở ruộng mô hình cao hơn ruộng đối chứng tới xấp xỉ 70% (tương đương 95,86 triệu/ha). Ở đây chúng tôi chưa tính đến giá trị gia tăng của chất lượng của hành sau bảo quản có mẫu mã đẹp hơn sẽ bán được giá cao hơn, khi đó chắc chắn lợi nhuận của ruộng mô hình sẽ còn tăng cao hơn ruộng đối chứng rất nhiều.

Bảng 8a. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất hành vụ đông xuân 2012 – 2013

  ĐVT: 1.000 đ/ha

Chỉ tiêu theo dõi

Mô hình hành

Đối chứng hành

Chệnh lệch MH/ĐC

Vật tư nông nghiệp

170.710,0

179.261,3

-8.551, 3

Công lao động

29.440,0

29.582,5

-142,5

Điện nước

1.100,0

1.100,0

0

Tổng thu

456.000,0

360.137,5

95.862,55

Tổng chi

201.250,0

209.806,3

-8.556,3

Lợi nhuận

254.750,0

150.331,3

104.418,8

Tỷ lệ (%) tăng lợi nhuận của mô hình so với đối chứng

69,5

             (*) Hiệu quả kinh tế của mô hình tỏi

Bảng 8b. Hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất tỏi vụ đông xuân 2012 – 2013

  ĐVT: 1.000 đ/ha

Chỉ tiêu theo dõi

Mô hình

Đối chứng

Chệnh lệch MH/ĐC

Vật tư nông nghiệp

146.617,5

154.987,5

-8.370,0

Công lao động

42.643,8

42.785,0

-141,3

Điện nước

2.300,0

2.300,0

0

Tổng thu

390.937,5

307.125,0

83.812,5

Tổng chi

191.561,3

200.072,5

-8.511,3

Lợi nhuận

199.376,3

107.052,5

92.323,8

Tỷ lệ (%) tăng lợi nhuận của mô hình so với đối chứng

86,2

            Cũng tương tự như mô hình hành, mô hình tỏi cũng cho hiệu quả kinh tế tăng hơn so với đối chứng rất cao. Chi phí về vật tư nông nghiệp (chủ yếu là thuốc bảo vệ thực vật của đối chứng tăng hơn mô hình là 8,37 triệu/ha, công lao động tăng hơn do chi phí công sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhưng năng suất cây tỏi ở mô hình lại tăng hơn ruộng đối chứng tới 1,9 tấn/ha, từ đó lợi nhuận của ruộng mô hình tỏi tăng hơn so với đối chứng lên đến 86,2% (tưng ứng tới 83,8 triệu đồng/ha). Và mức lợi nhuận này chúng tôi cũng chưa tính tới giá bán củ tỏi của mô hình chắc chắn sẽ cao hơn giá của củ tỏi ở đối chứng vì củ tỏi ở ruộng mô hình đẹp hơn chắc chắn sẽ có giá bán cao hơn.

            Nhận xét chung về hiệu quả kinh tế của mô hình so với đối chứng: Có thể thấy rõ một điều là hiệu quả của việc sử dụng OREMINA-PLUS kết hợp với RQ đã được khẳng định rất rõ ở cả mô hình cây hành và cây tỏi. Mức lợi nhuận gia tăng của mô hình cây hành và cây tỏi là vượt xa mức đề nghị đặt ra ban đầu. Đây là một thành công ngoài mong đợi.

(*) Hiệu quả xã hội

            Có thể thấy rằng việc giảm được từ 8% đến 100% số lần phun thuốc hóa học trừ sâu, bệnh cho cây hành, tỏi theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây hành, tỏi ở ruộng mô hình so với đối chứng là một trong những ý nghĩa rất quan trọng. Đây là một hiệu quả rất rõ rệt tác động trực tiếp đến việc giảm độc hại cho người sản xuất, giảm ô nhiễm môi trường, giảm độc hại cho nông sản từ đó nâng cao giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cho nông sản, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường.

            Việc giảm tỷ lệ củ bị hư hỏng trong quá trình bảo quản của ruộng mô hình so với ruộng đối chứng đã đặt ra hướng nghiên cứu tìm biện pháp nâng cao vai trò của vi sinh vật có ích trong quá trình quá trình bảo quản củ hành tỏi. Từ đó giảm dần và tiến tới loại bỏ sự phụ thuộc vào hóa chất độc hại trong quá trình bảo quản hành tỏi sau thu hoach.

            Bên cạnh đó, sau khi xây dựng mô hình thành công, ý thức người nông dân trong việc sử dụng các chế phẩm sinh học đã được nâng cao. Từ việc không tin tưởng vào hiệu quả của các chế phẩm sinh học (mà đặc biệt là các chế phẩm sinh học sản xuất trong nước) đến việc tin tưởng và sẵn sàng đầu tư để có được hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng lại an toàn hơn cho môi trường, cho sức khỏe.

            Những lợi ích mang lại của mô hình so với đối chứng đã khẳng định sự thành công của mô hình. Từ đây, khi mô hình được mở rộng ra sản xuất đại trà chắc chắn sức cạnh tranh của mặt hàng hành, tỏi ở Ninh Thuận sẽ mạnh hơn, người trồng hành tỏi sẽ có được cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cả về kinh tế lẫn môi trường trong lành và sức khỏe ngày càng được cải thiện.

3.3.8. Kết quả tập huấn và hội thảo đầu bờ

(*) Kết quả của các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuât hành, tỏi

Tổ chức 6 lớp tập huấn nông dân trên địa bàn 2 xã Nhơn Hải và Thanh Hải với 240 đại biểu tham gia theo tiêu chuẩn xây dựng của điều khoản tham chiếu và bản hợp đồng đã ký giữa Đơn vị tư vấn và Ban quản lý Dự án. Tuy nhiên, số lượng nông dân tham gia tập huấn thực tế đều vượt so với danh sách mời tham gia.

Kết quả thống kê số lượng nông dân tham gia các lớp tập huấn trình bày tại bảng 9 cho thấy số lượng nông dân tham gia vượt so với tiêu chuẩn từ 17,5% đến 40%. Đặc biệt số lượng nam giới tham gia tập huấn nhiều hơn nữ giới. Nữ giới chiếm khoảng 14,6 % - 20% số nông dân tham gia tập huấn. Có thể thấy rõ một điều là người dân ở đây nam giới vẫn giữ vai trò chủ đạo trong điều hành hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông hộ. Có thể nói đây là một thuận lợi trong việc triển khai các biện pháp kỹ thuật mới.

Bảng 9. Số lượng và cơ cấu nông dân tham gia các buổi tập huấn

TT

Lớp tập huấn

Cơ cấu nông dân tham gia tập huấn

Nam

Nữ

Tổng

% Vượt

1

Lớp 1: xã Nhơn Hải (24-25/12/2012)

41

7

48

20,0

2

Lớp 2: xã Nhơn Hải (26-27/12/2012)

39

8

47

17,5

3

Lớp 3: xã Thanh Hải (28-29/12/2012)

43

8

51

27,5

4

Lớp 4: xã Nhơn Hải (24-25/01/2013)

43

9

52

30,0

5

Lớp 5: xã Nhơn Hải (28-29/01/2013)

42

10

52

30,0

6

Lớp 6: xã Thanh Hải (31/01 - 01/02/2013)

45

11

56

40,0

Nội dung tập huấn:

+ Quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS và phân bón lá RQ.

+ Một số sâu bệnh hại trên cây hành tỏi.

+ Định hướng nông dân theo hướng sản xuất hành tỏi theo tiêu chuẩn VietGap.

Hiệu quả của tập huấn: Có thể nói rằng với thời gian không nhiều, chương trình tập huấn lại khá dài nhưng với sự ham học hỏi và nhiệt tình tham gia thảo luận nên hiệu quả của chương trình tập huấn thành công ngoài mong đợi. Bên cạnh sự tham gia vượt số lượng người được mời tham gia tập huấn, thì các kiến thức đã được bà con nông dân cùng nhau thảo luận xây dựng và từ đó các biện pháp kỹ thuật dễ hiểu hơn, đơn giản dễ áp dụng hơn và ngay sau mỗi buổi tập huấn bà con nông dân đều có thể áp dụng được và có thể nhớ lâu để áp dụng lâu dài trong suốt quá trình sản xuất cây hành tỏi. Nhiều thông tin kỹ thuật bà con nông dân đã được biết từ trước, nhưng việc áp dụng còn chưa được hiệu quả, phương pháp áp dụng còn chưa rõ. Sau khi tập huấn bà con nông dân đã nắm bắt được rõ hơn và dễ dàng áp dụng.

 

(*) Tổ chức các buổi hội thảo đầu bờ

            Tổ chức 3 buổi hội thảo tại các mô hình trình diễn trên địa bàn 2 xã Nhơn Hải và Thanh Hải với 240 giấy mời được ban hành (80 đại biểu 01 buổi hội thảo), nhưng số lượng đại biểu tham gia thực tế vượt quá trên 20%.

Bảng 10. Số lượng và cơ cấu nông dân tham gia các buổi hội thảo đầu bờ

TT

Lớp tập huấn

Cơ cấu đại biểu tham gia hội thảo đầu bờ

Nam

Nữ

Tổng

% Vượt

1

Buổi 1: xã Nhơn Hải (04/02/2013)

80

16

96

20,0

2

Buổi 2: xã Nhơn Hải (05/02/2013)

71

26

97

21,3

3

Buổi 3: xã Thanh Hải (08/3/2013)

83

19

102

27,5

 

Nội dung hội thảo

      + Hướng dẫn “Sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS để quản lý bệnh hại, kết hợp tăng cường dinh dưỡng bằng phân bón lá RQ cho cây hành tỏi” tại ruộng: hướng dẫn cách thức pha OREMINA-PLUS thứ cấp, hướng dẫn các biện pháp an toàn trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn xử lý các sản phẩm OREMINA-PLUS, RQ cũng như các loại vật tư nông nghiệp khác.

+ Thăm ruộng mô hình sản xuất hành, tỏi; thu thập số liệu thực tiễn ngay tại đồng ruộng (đánh giá tỷ lệ bệnh hại; đánh giá thực trạng sinh trưởng phát triển; đánh giá mẫu mã củ hành, tỏi; thu mẫu đánh giá năng suất thực tế đồng ruộng) so sánh giữa ruộng mô hình và ruộng đối chứng.

+ Báo cáo kết quả thực hiện mô hình cây hành, cây tỏi, so sánh giữa ruộng mô hình và đối chứng đã có sự khác biệt rõ ràng. Thảo luận và rút ra bài học.

+ Trao đổi kinh nghiệm sản xuất hành tỏi và hướng cho nông dân sản  xuất hành tỏi theo hướng VietGAP. Định hướng cho bà con nông dân dần làm quen với quy trình sản xuất VietGAP, làm cơ sở để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trong thời gian tới.

Hiệu quả của hội thảo đầu bờ: Qua thực tiễn trao đổi tại đồng ruộng kết hợp với thảo luận trong hội trường, các đại biểu và bà con nông dân tham dự hội thảo đã nắm bắt được cụ thể quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS và phân bón lá RQ. Đồng thời thấy rõ được hiệu quả của việc áp dụng chế phẩm OREMINA-PLUS và phân bón lá RQ. Từ thực tiễn đồng ruộng nhiều kỹ thuật đã được bà con nông dân am hiểu và tin tưởng vào sự thành công của các tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng cho mô hình, tạo niềm tin cho bà con nông dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất của nông hộ, cũng như khuyến cáo cho nhiều người cùng tham gia thực hiện.

Hiệu quả của các biện pháp tác động lên ruộng mô hình bà con nông dân không phải đến buổi hội thảo đầu bờ mới được biết, mà trước đó nhiều người đã đến tham quan, học tập thực tế tại các ruộng mô hình thông qua sự giới thiệu của chủ hộ cũng như cán bộ của đơn vị tư vấn bán xát địa bàn từ trước khi hội thảo. Do đó, trong buổi hội thảo không khí thảo luận rất sôi nổi và đều cho rằng cần tiếp tục triển khai mở rộng áp dụng các biện pháp của mô hình trong các mùa vụ tiếp theo.

 

 

PHẦN IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

4.1 Kết luận

  1. Sản xuất hành, tỏi là thế mạnh của Ninh Thuận nói chung và của một số vùng chuyên canh nói riêng. Tuy nhiên, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật mới của người nông dân trồng hành, tỏi còn nhiều bất cập. Cần thiết phải thường xuyên tập huấn, tuyên truyền và nhân rộng các mô hình đã có hiệu quả để bà con nông dân tin tưởng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
  2. Bệnh củ thối giai đoạn tiêu củ: Ruộng mô hình sản xuất hành đã giảm so với đối chứng từ 6 – 8%; Ruộng mô hình tỏi giảm so với đối chứng 6,3 – 7,3 %.
  3. Bệnh thối củ hành tỏi ở giai đoạn thu hoạch: Ruộng mô hình không có, ruộng đối chứng vẫn xuất hiện.
  4. Bệnh vàng lá cháy đầu lá: ruộng mô hình hành giảm hơn so với ruộng đối chứng nhiều nhất 64,6%; ruộng mô hình tỏi giảm so với đối chứng nhiều nhất 78,3 %.
  5. Tổng số lần phun thuốc BVTV:

a)      Đối với cây hành ở ruộng mô hình giảm so với ruộng đối chứng 17,8%, trong đó ở giai đoạn 10-30 ngày sau trồng số lần phun thuốc trừ bệnh giảm 65%.

b)      Đối với cây tỏi ở ruộng mô hình giảm so với đối chứng 13%, trong đó ở giai đoạn 20-40 ngày sau trồng số lần phun thuốc trừ bệnh giảm 58,8%.

c)      Đối với cây hành ở giai đoạn cuối vụ (60-70 ngày sau trồng): ruộng mô hình giảm 100% số lần phun thuốc trừ bệnh.

d)      Đối với cây tỏi giai đoạn cuối vụ (80-120 ngày sau trồng): ruộng mô hình giảm 70% số lần phun thuốc trừ bệnh.

  1. Tỷ lệ của hành bị thối trong quá trình bảo quản hành của ruộng mô hình bị thất thoát ít hơn so với ruộng đối chứng là 68,9%.
  2. Năng suất cây hành ruộng mô hình (28,5 tấn/ha) tăng  20,4% so với đối chứng.
  3. Năng suất cây tỏi ruộng mô hình ( 8,7 tấn/ha) tăng 20,7% so với đối chứng.
  4. Tổng thu ruộng mô hình sản xuất hành đạt 254.750.000đ/ha; Lợi nhuận chênh lệch ruộng mô hình và ruộng đối chứng cây hành là 104.418.750đ/ha.

10. Tổng thu ruộng mô hình cây tỏi đạt  thu 199.376.250đ/haLợi nhuận chênh lệch ruộng mô hình và ruộng đối chứng cây tỏi là 92.323.750đ/ha.

11. Tổ chức thành công 2 đợt tập huấn (6 lớp) và 3 cuộc hội thảo đầu bờ. Qua các đợt tập huấn, hội thảo đầu bờ đã trao đổi kinh nghiệm sản xuất hành tỏi và chuyển giao quy trình sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS và  phân bón lá RQ trên cây hành tỏi tại Ninh Thuận. Số lượng người tham gia tập huấn đều vượt so với số người theo quy định đề ra.

12. Đã xây dựng và phát sóng trên kênh truyền hình tỉnh Ninh Thuận (NTV) các phóng sự hướng dẫn sử dụng chế phẩm  OREMINA-PLUS và  phân bón lá RQ trên cây hành tỏi để phổ biến cho nông dân trồng hành, tỏi tại tỉnh Ninh Thuận. Bên cạnh đó, các phóng sự, hình ảnh đã được lưu trữ thành đĩa CD phục vụ cho việc tuyên truyền kỹ thuật cho dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận.

4.2. Đề nghị 

  1. Các cơ quan chức năng từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, huyện, xã tạo điều kiện phù hợp và hiệu quả để kết quả của dự án được nhận rộng trong sản xuất cây hành, tỏi.
  2. Triển khai nghiên cứu hiệu quả của các chế phẩm sinh học trong việc hạn chế sự thất thoát, giảm lượng hóa chất sử dụng trong bảo quản sau thu hoạch củ hành.

 

TƯ VẤN TRỤC TUYẾN

+84 977 30 22 88
PADCO

padcoltdvn@gmail.com