Vận tải hàng hóa, vận tải đường biển, ô tô vận tải

underfined   underfined

Sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS để quản lý bệnh hại hành, tỏi tại Ninh Thuận P. 1

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

“Sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS để quản lý bệnh hại, kết hợp tăng cường dinh dưỡng bằng phân bón lá RQ

cho cây hành, ti tại Ninh Thuận”

 

Đơn vị chủ quản: Ban Quản lý dự án cạnh tranh nông nghiệp-Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Thuận

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam-Doanh nghiệp ươm tạo nông nghiệp công nghê cao-Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh

Tư vấn trưởng: ThS. Phạm Xuân Hưng

 

Ninh Thuận, ngày 25 tháng 7 năm 2013

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Căn cứ và sự cần thiết của chủ đề

a. Thực trạng và định hướng sản xuất hành tỏi của tỉnh Ninh Thuận

Ninh Thuận là một trong những tỉnh có diện tích trồng rau quả khá lớn của vùng Nam Trung Bộ. Đặc biệt trong vụ đông xuân tại Ninh Thuận, thì cây hành, tỏi được nông dân đặc biệt quan tâm. Nông dân vùng trồng rau màu tại xã Nhơn Hải, xã Thanh Hải thuộc huyện Ninh Hải – nơi triển khai mô hình của chủ đề và một số vùng trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận là những người có nhiều năm kinh nghiệm, gắn bó với cây hành, tỏi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, quá trình canh tác người nông dân thường gặp những khó khăn cụ thể như: Nguồn giống chưa có đơn vị chuyên môn phụ trách; Công tác bảo vệ thực vật còn nhiều bất cập, việc sử dụng thuốc BVTV còn nhiều hạn chế; Các biện pháp kỹ thuật canh tác còn thiếu và chưa cập nhật ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới; Việc áp dụng các chế phẩm sinh học và vi sinh còn hạn chế.

Xuất phát từ thực tiễn sản xuất hành, tỏi hiện nay, nên việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ trong đó có các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu nhằm bổ sung sự đa dạng vi sinh vật hữu hiệu cho đất, đưa hệ sinh thái đồng ruộng đạt được và duy trì trạng thái cân bằng bền vững. Kết hợp với việc sử dụng các chế phẩn dinh dưỡng có chất lượng cao, an toàn, hiệu quả trong đó có phân bón lá chất lượng cao giúp cho cây trồng tăng sức đề kháng, tăng tính chống chịu là công việc cần thiết hiện nay.

Khi được áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới sẽ hạn chế được việc lạm dụng các loại phân bón cũng như thuốc bảo vệ thực vật hóa học mà chuyển sang sử dụng các chế phẩm sinh học và vi sinh vật. Từ đó, chất lượng hành, tỏi được tăng cao, chi phí đầu tư sản xuất sẽ giảm, dẫn đến tăng hiệu quả kinh tế. Và như vậy, cây hành, tỏi của Ninh Thuận sẽ ngày càng có nhiều lợi thế cạnh tranh.

b. Về cơ sở khoa học

Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu OREMINA-PLUS (Effective Microorganisms of Institute of Agrobiology) là tập hợp khoảng 80 loài vi sinh vật có ích thuộc 5 nhóm bao gồm: vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, nấm mốc và xạ khuẩn; chúng sống cộng sinh trong cùng môi trường. Con người có thể dùng các nhóm vi sinh vật này để tăng cường đa dạng vi sinh vật đất, bổ sung vào môi trường tự nhiên các vi sinh vật có ích, từ đó giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do các vi sinh vật có hại gây ra. Kết quả là có thể cải thiện chất lượng và tăng cường hiệu quả của việc sử dụng chất hữu cơ của cây trồng. Viện Sinh học nông nghiệp thuộc Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã hoàn thiện quy trình chế tạo và sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS trên nhiều lĩnh vực cải tạo môi trường và phát triển nông nghiệp. Chế phẩm OREMINA-PLUS đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Việc sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS để giảm lượng thuốc và tiến đến thay thế thuốc trừ bệnh trong sản xuất hành, tỏi tại Ninh Thuận là hoàn toàn phù hợp.

Phân bón lá RQ có thành phần các chất dinh dưỡng đa lượng, trung và vi lượng ở dạng dễ tiêu. Sử dụng phân bón lá RQ giúp cây trồng phát huy tối đa khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng, tiết kiệm được đáng kể lượng phân bón qua đất. Thành phần của phân bón là RQ gồm đầy đủ các nguyên tố Đạm (N), lân dễ tiêu (P2O5) và kali (K2O); các nguyên tố trung lượng Ca; Mg; S; và 16 axit amin (aspatic; glutamic; serine; histindine; glycine; threonine; alanine; agrinine; tyrosine; valine; methionine; phenylalanine; isoleucine; leucine; lysine; proline) rất cần cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón này có khả năng đáp ứng hầu hết các nguyên tố vi lượng bị thiếu hụt, giảm lượng phân bón hóa học, nâng cao năng suất và chất lượng củ hành, tỏi. Trong phân bón lá RQ không phối trộn các loại chất kích thích sinh trưởng mà chỉ bao gồm các chất dinh dưỡng. Do đó khi phun lên cây trồng sẽ không là cho cây trồng sinh trưởng phát triển lệch hướng và mất cân đối.

c. Cơ sở thực tiễn

(-) Chế phẩm OREMINA-PLUS

Tại Việt Nam: kết quả thí nghiệm phun OREMINA-PLUS trên cây đậu tương vùng Tây Bắc đã cho năng suất cao hơn đối chứng 19-22%. Từ tháng 10-2006 đến nay, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ Bắc Giang đã cung cấp khoảng 4.000 lít OREMINA-PLUS cho các hộ dân ở thành phố Bắc Giang và các huyện lân cận có nhu cầu sử dụng chế phẩm này để xử lý môi trường và phun tưới cho cây trồng. Số hộ dân có nhu cầu và mua chế phẩm này để sử dụng ở các địa phương khác trong tỉnh cũng ngày càng tăng. Năm 2007, các huyện Tân Yên, Yên Thế, Yên Dũng, Lục Ngạn, Lạng Giang đăng ký mua từ 400 đến 500 lít OREMINA-PLUS để xử lý môi trường và phun tưới cho các cây rau màu. Theo Trung tâm ứng dụng Khoa học công nghệ tỉnh Đăk  Nông sau hai năm triển khai thực hiện xử lý phế phẩm nông nghiệp, tưới phun trực tiếp cho đất và cây trồng bằng chế phẩm sinh học OREMINA-PLUS và Trichoderma đã phát huy rõ hiệu quả, thu hút đông đảo nông dân tham gia.

Hiện nay OREMINA-PLUS cũng đã được sử dụng để quản lý các bệnh vi khuẩn gây hại trên cây thuốc lá, cây họ cà; bệnh héo xanh do nấm và vi khuẩn trên một số loại rau; bệnh loét trên cây có múi; bệnh chết chậm trên cây tiêu, …

(-) Phân bón lá RQ

(+) Tại Việt Nam: Phân bón lá RQ hiện nay đã được bà con nông dân biết đến và sử dụng cho nhiều loại cây trồng từ cây rau, lúa đến cây công nghiệp dài ngày. Hiện nay phân bón lá RQ có nhiều dòng sản phẩm cho từng nhóm cây trồng cụ thể giúp cho bà con thuận lợi trong quá trình sử dụng. Các sản phẩm phân bón lá RQ như chuyên cho cây lúa (Bung rễ; To đòng, bóng hạt, chắc tới cậy) , chuyên dùng cho cây rau màu, chuyên cho cây ăn trái, chuyên cho cây tiêu và cà phê, …

Với cây hành tỏi chúng tôi hướng dẫn cho nông dân sử dụng phân bón lá RQ bung rễ cho giai đoạn đầu và phân bón lá RQ chuyên cho cây rau màu vào giai đoạn sau.

Cây hành, tỏi là cây trồng đặc sản của tỉnh Ninh Thuận, mang lại công ăn, việc làm, cải thiện kinh tế và làm giàu của nhiều nông dân ở Ninh Thuận. Với đặc điểm đất đai trồng hành tỏi tại Ninh Thuận là đất cát biển, nghèo dinh dưỡng và khả năng giữ phân bón trong đất kém thì việc áp dụng chế phẩm OREMINA-PLUS trong quản lý bệnh hại, kết hợp bổ sung dinh dưỡng qua lá bằng phân bón lá RQ cho cây hành tỏi tại Ninh Thuận là phù hợp và đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn sản xuất hiện nay.

2. Mục tiêu của chủ đề

2.1. Mục tiêu chung: Giảm lượng thuốc trừ bệnh có nguồn gốc hóa học bằng chế phẩm OREMINA-PLUS sử dụng trên cây hành, tỏi, kết hợp bổ sung dinh dưỡng qua lá giúp nâng cao chất lượng và năng suất, từ đó nâng cao giá trị kinh tế và thương hiệu cho cây hành, tỏi tại Ninh Thuận.

2.2. Mục tiêu cụ thể

1. Chuyển giao quy trình và xây dựng mô hình điểm sử dụng hiệu quả chế phẩm OREMINA-PLUS trong phòng chống bệnh hại hành, tỏi.

2. Chuyển giao quy trình và xây dựng mô hình điểm sử dụng hiệu quả phân bón lá RQ trong sản xuất hành, tỏi.

3. Hướng dẫn biện pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả theo nguyên tắc 4 đúng.

4. Hướng dẫn cho nông dân sản xuất hành tỏi theo hướng an toàn, nâng cao giá trị nông sản và hiệu quả kinh tế cho người trồng hành tỏi tại Ninh Thuận. Kết hợp phổ biến kiến thức thực hành sản xuất hành, tỏi theo tiêu chuẩn VietGAP. Tiêu chí cần đạt được cụ thể cho nông dân trồng hành, tỏi tham gia chương trình là:

- Nâng cao năng suất: từ 10% trở lên;

- Giảm lượng thuốc hóa học sử dụng để phòng trừ bệnh hại: tối thiểu là 20%: Sử dụng OREMINA-PLUS để thay thế thuốc hóa học phòng trị bệnh chết cây con và bệnh thối nhũn trên cây hành tỏi.

- Giảm lượng phân bón hóa học: tối thiểu 20%;

- Tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng hành, tỏi: tối thiểu 15%.

3. Qui mô, địa điểm xây dựng mô hình

- Diện tích 04 ha : 02 ha cây hành và 02 ha cây tỏi.

- Địa điểm triển khai: Tại địa bàn xã Nhơn Hải và Thanh Hải là 2 xã có diên tích gieo trồng hành, tỏi nhiều nhất tỉnh.

 

PHẦN II

NỘI DUNG NHỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ

2.1. Xây dựng đề cương chi tiết và kế hoạch thực hiện chủ đề gồm: nội dung mô hình, các cuộc hội thảo tập huấn, đào tạo kỹ thuật cho người dân, địa điểm triển khai, qui mô và phương pháp thực hiện các nội dung trình Ban quản lý dự án trước khi thực hiện.

2.2. Điều tra thực trạng sản xuất và sử dụng phân bón trên cây hành, tỏi và thực trạng sản xuất nông nghiệp áp dụng chế phẩm vi sinh vật kết hợp phân bón lá tại Ninh Thuận

2.3.  Xây dựng mô hình: sử dụng OREMINA-PLUS để hạn chế bệnh hại và kết hợp tăng cường dinh dưỡng bằng phân bón lá RQ cho cây hành tỏi.

Nhóm 01: 8 ruộng trồng hành. Tổng diện tích 02 ha.

Nhóm 02: 8 ruộng trồng tỏi. Tổng diện tích 02 ha.

2.4. Thời gian thực hiện: Từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013

PHẦN III

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

3.1 Nhưng thuận lợi khó khăn trong quá trình thực hiện

3.1.1 Thuận lợi

- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi nhanh chóng điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ dân trồng tỏi trong vùng, nhanh chóng xác định được 16 hộ tham gia thực hiện mô hình với tổng quy mô 04 ha.

- Trong quá trình triển khai thực hiện, đơn vị tư vấn đã nhận được sự phối kết hợp cao của chính quyền địa phương, đặc biệt là việc kiểm tra giám sát của Ban QLDA cạnh tranh nông nghiệp tỉnh nên việc kiểm tra giám sát quá trình thực hiện mô hình rất sát sao, các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện đều có sự phối hợp giải quyết tốt.

- Nội dung của chủ đề phù hợp với những vấn đề mà thực tiễn sản xuất đang cần giải quyết nên nhận được sự quan tâm và phối hợp rất nhiệt tình của những hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình cũng như các hộ nông dân tham gia tập huấn nói riêng và toàn thể nông dân sản xuất hành tỏi nói chung.

3.1.2 Khó khăn

- Do điều kiện thời tiết bất thuận hơn so với mọi năm nên khu vực triển khai trồng hành, tỏi bị ảnh hưởng nghiêm trọng như: mưa lớn gây ngập úng, nhiệt độ cao hơn do đó sâu, bệnh hại lây lan trên diện rộng, cây trồng sinh trưởng phát triển chậm.

- Người dân gieo trồng không đồng loạt nên sâu, bệnh hại lây lan qua các thời vụ, ảnh hưởng nhiều đến mô hình triển khai.

- Phần lớn nông dân sử dụng thuốc chưa theo nguyên tắc 4 đúng. Thông thường nông dân sử dụng thuốc tăng liều lượng, phun chưa đúng thời điểm, phun chưa đúng đối tượng sâu, bệnh hại.

3.2 Kết quả khảo sát thực trạng sản xuất hiện tại, kỹ thuật canh tác và kinh nghiệm sản xuất cây hành, tỏi tại địa bàn 2 xã Thanh Hải và Nhơn Hải.

3.2.1 Kết quả điều tra tổng quát

- Loại đất canh tác chủ yếu

Bảng 1: Loại đất canh tác, nguồn nước thời vụ

Loại đất

Nguồn nước

Thời vụ

Đất cát

Nước mặn, nước lợ

- Vụ đông xuân từ tháng 10 năm trước - đến tháng 3 năm sau (vụ chính)

- Vụ hè thu từ tháng 4 - tháng 9.

Đất pha cát

Nước ngọt, Nước lợ

- Nghề chính của người dân nơi đây là nông nghiệp. Mặt bằng trình độ văn hóa còn thấp (70 – 80% trình độ văn hóa chỉ đạt 6/12 -9/12).

- Diện tích gieo trồng bình quân/hộ: Trung bình: 0,256 ha/hộ; cao nhất: 0,5 ha/hộ; thấp nhất: 0,1ha/hộ

- Cách thức tưới: chủ yếu sử dụng tưới tràn theo mương 94%, tưới phun tự động khoảng 6%.

- Nguồn nước tưới chủ yếu từ giếng khơi tại ruộng. Sử dụng hệ thống thủy lợi làm nước tưới rất thấp chỉ đạt 19% do chi phí đầu từ mắc ống nước từ hồ vào rất lớn nên người dân còn ít sử dụng.

- Giống canh tác: 80% tự để giống, 20% mua giống  từ nơi khác.

- Xử lý củ hành giống: Tro trấu + thuốc hóa học (chủ yếu là Sherpa 25EC) rắc lên củ giống trong giai đoạn bảo quản để giảm sâu đục củ giai đoạn bảo quản, nhưng biện pháp này cũng đem lại hiệu quả không cao.

Liều lượng xử lý: 3 – 4kg tro + 400 – 500ml Sherpa 25EC/ tấn giống.

- Sau khi thu hoạch các hộ thu dọn vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ nhưng hầu như 90 % cá hộ sản xuất hành tỏi không xử lý tàn dư sau trồng.

3.2.2. Tình hình áp dụng phân bón, phân bón lá, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả kinh tế trên cây hành tỏi tại tỉnh Ninh Thuận

- Giai đoạn bón lót: 100% các hộ đều sử dụng phân chuồng hoai mục để bón khoảng (bón từ 60 – 90m3/ha). 90% hộ sản xuất hành tỏi khi sử dụng phân chuồng để bón lón chưa được qua xử lý ủ.

- Phân bón thúc: Nông dân trồng hành tỏi đầu tư phân bón khá cao. Tổng lượng phân hóa học NPK và DAP có những hộ bón một vụ trên 2 tấn các loại.

Bảng 2. Tình hình áp dụng phân bón lá, sử dụng thuốc BVTV, HQKT trên cây hành, tỏi

 

Loại

phân bón

Cây hành

Cây tỏi

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

Tỷ lệ

hộ sử

dụng (%)

Trung bình

Cao nhất

Thấp nhất

Tỷ lệ hộ sử dụng (%)

Phân chuồng (m3/ha)

75

90

60

100

75

90

60

100

Số lượng vôi (kg/ha)

750

1000

500

80

750

1000

500

80

Phân NPK

1.075

1.800

350

100

1.100

2.000

200

100

Phân DAP

400

600

150

93

700

1200

200

93

Phân bón lá (lit/kg/ha)

8,65

12,5

4,8

56

9,7

15,5

4,5

80

Chế phẩm sinh học (lít/ha)

0

0

0

0

0

0

0

0

Thuốc trừ bệnh (lít/kg/ha)

33,05

41,6

24,5

100

53,7

71,5

45,3

100

Thuốc trừ sâu (lít/kg/ha)

14,95

18,6

11,3

100

17,6

31,5

14,2

100

Số lần phun  thuốc BVTV

22

26

18

-

33

39

25

-

Số lần phun phân bón lá

5

7

3

-

9

14

5

-

Tổng chi phí cả vụ (1.000 vnđ)

202,730

231,500

180,000

-

236,000

 256,000              

216,000

-

Năng suất (tấn/ha)

25,1

30

20

-

7,85

10

5,7

-

Hiệu quả kinh tế (1.000 vnđ/vụ)

173,770

248.500

120,000

-

240,000

304,000

137,400

-

- Thực tế  90% người dân sử dụng lượng vôi xử lý đất trồng hành, tỏi sau khi cày đất.

- Sử dụng thuốc BVTV: lượng thuốc BVTV nông dân ở trong vùng sử dụng khá cao, tổng các loại thuốc 01 vụ lên đến trên 60lít/ha.

            - Thu hoạch, bảo quản:

            + Đối với cây hành: Trong quá trình bảo quản nông dân thường sử dụng tro trấu cộng với thuốc BVTV để rắc lên đống hành bảo quản nhưng mức độ hạn chế hành bị thối không cao, tỷ lệ thất thoát trong quá trình bảo quản hành cũng là một trong những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu để tìm ra biện pháp hiệu quả cả về chất lượng lẫn hiệu quả.

            + Đối với cây tỏi: Giai đoạn thu hoạch tỷ lệ củ bị thối không đáng kể, thất thoát trong bảo quản tỏi là không nhiều như hành. Với tỏi, tỉ lệ củ tỏi bị thối nhiều nhất ở giai đoạn 30 – 40 ngày sau trồng.

            - Năng suất hiệu quả kinh tế:

            + Cây hành: Năng suất bình quân đạt 25,1 tấn/ha, cao nhất 30 tấn/ha, thấp nhất 20 tấn/ha. Lợi nhuận đem lại từ 120.000.000 – 248.500.000 đ/ha, trung bình đạt khoảng 170.000.000 đ/ha.

            + Cây tỏi: Năng suất bình quân đạt: 7,85 tấn/ha, cao nhất 10 tấn/ha và thấp nhất 5,7 tấn/ha. Lợi nhuận đem lại từ 137,400,000 – 304,000,000 đ/ha, lợi nhuận trung bình đạt khoảng 240,000,000 đ/ha .

3.3 Kết quả xây dựng mô hình sản xuất  hành tỏi theo chủ đề

3.3.1 Tình hình sinh trưởng và phát triển cây hành, tỏi ở ruộng mô hình và đối chứng

Kết quả theo dõi qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây hành, tỏi cho thấy rõ cây hành, tỏi ở ruộng mô hình sinh trưởng, phát triển tốt hơn hẳn so với cây hành, tỏi  trong ruộng đối chứng.

(*) Chiều cao cây

Qua  biểu đồ 1, biểu đồ 1.1 và biểu đồ 2 cho thấy cây hành, tỏi ở ruộng mô hình cây sinh trưởng phát triển tốt hơn hẳn so với ruộng đối chứng

- Chiều cao lá ở mô hình cao hơn đối chứng khoảng 4-5 cm ở cả hành và tỏi.

 

 

- Số lá/bụi:

+ Cây hành: Ruộng mô hình luôn nhiều hơn ruộng đối chứng từ 1,7 – 11,7 lá/bụi.

+ Cây tỏi:  ruộng mô hình nhiều hơn số lá/cây ở ruộng đối chứng giai đoạn 20 ngày sau trồng khoảng 0,5 lá/cây và rõ hơn ở giai đoạn 60 – 100 ngày sau trồng ruộng mô hình vượt trội hơn hẳn so với ruộng đối chứng từ 1,6 - 3,6 lá.

Như vậy có thể thấy rằng: việc xử lý chế phẩm sinh học OREMINA-PLUS và phun phân bón lá RQ đã cho cây hành, tỏi đã giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn hẳn so với cây hành, tỏi  không được xử lý và phun phân bón lá. Bên cạnh đó, theo đánh giá thực tiễn cho thấy độ dầy lá của cây hành, tỏi ở ruộng mô hình là dầy hơn hẳn so với ruộng đối chứng. Đây là những biểu hiện quan trọng để cho năng suất cũng như chất lượng củ hành, tỏi ở ruộng mô hình sẽ cao hơn hẳn ruộng đối chứng ở cuối vụ khi thu hoạch. Đồng thời khi lá cây hành tỏi dầy hơn thì khả năng chống chịu của cây hành, tỏi cao hơn, khả năng gây hại của các loại sâu, bệnh cũng ít hơn.

Hình 1: Một số hình ảnh về tình hình sinh trưởng và phát triển của cây hành, tỏi ở ruộng mô hình và ruộng đối chứng 

3.3.2. Tình hình sâu hại chính trên cây hành, tỏi ở ruộng mô hình và đối chứng

Một số đối tượng sâu hại chính trên cây tỏi trong vụ đông xuân 2012/2013 cũng tương tự như các đối tượng sâu hại chính trong các vụ đông xuân trước đây. Đó là, bọ trĩ (Thrips tabici), ruồi đục lá hành (Liriomyza sp.) và sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citrella). Trong đó bọ trĩ và sâu vẽ bùa vẫn là đối tượng gây hại chính làm giảm năng suất, chất lượng cây tỏi và là mối quan tâm của các hộ nông dân nói chung cũng như các hộ nông dân tham gia xây dựng mô hình nói riêng.

Mật độ sâu hại trên ruộng mô hình và đối chứng là khác nhau không đáng kể (các biểu đồ từ 3 đến 4.1). Tuy nhiên do cây hành, tỏi ở ruộng mô hình tốt hơn, lá xanh hơn, dầy hơn nên mức độ gây hại của sâu hại ở ruộng mô hình so với đối chứng là thấp hơn hẳn. Thực tế đồng ruộng cho thấy cây hành, tỏi ở ruộng mô hình ít bị hại hơn cây hành, tỏi ở ruộng đối chứng.

 

 

 

3.3.3. Tình hình bệnh hại chính trên cây hành, tỏi ở ruộng mô hình và đối chứng

(*) Bệnh thối củ

Qua biều đồ 6 & 6.1 kết quả theo dõi tỉ lệ cây hành, cây tỏi thì củ bị thối ở ruộng mô hình và ruộng đối chứng có sự khác biệt rõ rệt nhất ở giai đoạn từ 20 – 40 ngày sau trồng (giai đoạn tiêu củ).

 

 

+ Đối với cây hành: tỷ lệ bệnh thối củ ở ruộng mô hình thấp hơn 8 % (tương ứng hạn chế được là 43,0 % ở giai đoạn khoảng 50 ngày sau trồng) so với ruộng đối chứng. Có thể nói rằng đây là vụ đầu tiên xử lý OREMINA-PLUS mà sự hạn chế bệnh thối củ đã được thể hiện khá rõ. Ở giai đoạn thu hoạch hoàn toàn hành của ở ruộng mô hình không bị thối, trong khi đó ở ruộng đối chứng tỷ lệ thối vẫn còn bị ở mức 2,3 – 3,5%.

+ Đối với cây tỏi: Tỷ lệ củ tỏi bị thối ở ruộng mô hình thấp hơn ruộng đối chứng đạt mức cao nhất là 8,6% (tương ứng giảm so với đối chứng là 55,8%) vào giai đoạn sau trồng khoảng 30 ngày. Giai đoạn thu hoạch, tỏi ở ruộng mô hình hoàn toàn không có củ thối, trong khi đó ở ruộng đối chứng vẫn bị thối tỉ lệ củ thối 2,3 – 3,5% .

            Như vậy ta có thể thấy, việc sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS để xử lý đất trước khi trồng đã hạn chế sự gây hại của bệnh thối củ ở ruộng mô hình. Tỷ lệ bệnh thối củ hành, tỏi ở ruộng mô hình giảm rõ rệt so với ruộng đối chứng.

(*) Bệnh vàng lá, khô đầu lá

Sau khi cây hành, tỏi  kết thúc giai đoạn tiêu củ, bệnh thối củ không tiếp tục phát sinh gây hại mạnh thì bệnh bệnh khô đầu lá, vàng lá lại tiếp tục xuất hiện và gây hại cây hành, tỏi sau giai đoạn này.

 

 + Đối với cây hành: Kết quả theo dõi tình hình bệnh khô đầu lá, vàng lá cây hành (biểu đồ 7) cho thấy sau giai đoạn 20 ngày sau trồng thì bệnh khô đầu lá vàng lá phát sinh gây hại mạnh. Tỷ lệ bệnh ở ruộng mô hình thấp hơn ruộng đối chứng tới trên 60%.

+ Đối với cây tỏi: Kết quả theo dõi biểu đồ 7.1 cho thấy sau giai đoạn 20 ngày sau trồng thì bệnh khô đầu lá, vàng lá bắt đầu xuất hiện gây hại. Bệnh khô vàng đầu lá ở ruộng mô hình nhẹ hơn ruộng đối chứng là 8,2% và sự khác biệt rõ hơn hẳn ở giai đoạn 30 – 40 ngày sau trồng ở ruộng đối chứng tỉ lệ bị bệnh khô đầu lá, vàng lá bị rất nặng từ  40,3 – 78,3% còn ở ruộng mô hình tỉ lệ bệnh khô đầu lá, vàng lá bị rất nhẹ từ 3,5 – 9,0 %.

Theo chúng tôi, bệnh khô vàng đầu lá hành tỏi ngoài tác nhân gây bệnh là vi sinh vật thì yếu tố dinh dưỡng cũng rất quan trọng. Việc bổ sung dinh dưỡng qua lá bằng phân bón lá RQ đã giúp cho cây hành, tỏi sinh trưởng phát triển khỏe mạnh cân đối, lá dầy hơn nên khả năng bị bệnh vàng lá khô đầu lá cũng ít hơn hẳn.

Qua đó ta có thể thấy được việc sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS kết hợp với phân bón lá RQ  phun cho giai đoạn sau trồng từ 20 – 40 ngày sau trồng cho cây hành, tỏi đã làm giảm rõ rệt tỉ lệ bị bệnh cháy đầu lá, vàng lá ở giai đoạn này.

Theo đánh giá của chúng tôi, do đây mới là vụ đầu tiên mới xử lý OREMINA-PLUS nên khả năng hạn chế bệnh hại của OREMINA-PLUS còn chưa triệt để. Theo nguyên lý hoạt động của OREMINA-PLUS là tích lũy và phát huy tác động, do đó nếu tiếp tục duy trì sử dụng OREMINA-PLUS ở các vụ tiếp theo thì tỷ lệ bệnh sẽ giảm dần và tiến tới sẽ không còn sự gây hại của bệnh hại. Và đây cũng là mục đích của người phát minh ra OREMINA-PLUS với mong muốn là giảm dần sử dụng và tiến tới loại bỏ các chế phẩm hóa học, thay thế bằng các chế phẩm vi sinh có lợi.

3.3.4 Giảm liều lượng và số lần sử dụng thuốc hóa học trừ sâu, bệnh hại cây hành, tỏi

Bảng 3. Kết quả theo dõi số lần phun thuốc và loại thuốc sử dụng tại các ruộng mô hình và đối chứng tại Ninh Hải, Ninh Thuận vụ đông xuân 2012 - 2013

Chi tiêu

theo dõi

Ruộng mô

hình hành

Ruộng đối

chứng hành

Ruộng mô

hình tỏi

Ruộng đối

chứng tỏi

Số lần phunTB/hộ

14.8

18.0

24,3

27,9

Số lần phun giảm so đ/c

17,8%

0%

13,0%

0%

Một số loại thuốc trừ sâu chính

TAKUMI, Confidor, EBAMA,

Sherpa,

Admire

TAKUMI, Confidor, EBAMA,  Admire

TAKUMI, Trigard, Secure, Confidor, EBAMA, Sherpa, Admire

TAKUMI, Confidor, EBAMA,  Admire

Một số loại thuốc trừ bệnh chính

Antracol, Melody DUO, TILT SUPER

Antracol, Melody DUO, TILT SUPER

Antracol, Melody DUO, TILT SUPER

Antracol, Melody DUO, TILT SUPER

Qua bảng 3 ta có thể thấy, số lần phun thuốc cây hành, tỏi ở ruộng mô hình giảm đáng kể so với ruộng đối chứng. Đối với cây hành số lần phun ở ruộng mô hình chỉ giảm  17,8% so với ruộng đối chứng, cây tỏi số lần phun thuốc ở ruộng mô hình giảm 13% so với ruộng đối chứng.

Qua theo dõi thực tiễn chúng tôi nhận thấy, việc sử dụng thuốc trừ bệnh tập trung chủ yếu vào giai đoạn đầu vụ. Do vậy nếu xét riêng về số lần phun thuốc trừ bệnh thì ở ruộng mô hình giảm đáng kể so với ruộng đối chứng (bảng 4).

Qua bảng 4 ta có thể thấy số lần phun thuốc trừ sâu cây hành, tỏi ở ruộng mô hình và đối chứng là gần như nhau. Tuy nhiên số phần phun thuốc trừ bệnh có sự khác biệt rõ rệt nhất. Đối với cây hành thì ở giai đoạn 10 – 30 NST thì số lần phun thuốc trừ bệnh ở ruộng mô hình chưa bằng 30% so với ruộng đối chứng. Đối với cây tỏi thì giai đoạn 20 – 40 NST thì số lần phun thuốc bệnh ở ruộng mô hình chưa bằng 50% so với ruộng đối chứng.

Ở giai đoạn cuối vụ, ruộng mô hình không phải tiến hành phun thuốc bệnh, trong khi đó ở ruộng đối chứng đều phải phun thuốc bệnh cho cây hành tỏi.

Kết quả theo dõi số lần phun thuốc trừ sâu ở ruộng mô hình và đối chứng cũng cho thấy sự khác biệt. Ở giai đoạn giữa vụ (30-60 ngày sau trồng đối với cây hành và 40-80 ngày sau trồng đối với cây tỏi) thì không sử dụng thuốc trừ bệnh ở cả ruộng mô hình và ruộng đối chứng. Tuy nhiên với thuốc trừ sâu thì đều phải sử dụng, kết quả tại bảng 4 cũng cho thấy rõ số lần sử dụng thuốc trừ sâu ở ruộng mô hình là ít hơn 0,3 lần so với ruộng đối chứng ở cả trên cây hành và cây tỏi. Có thể thấy rằng, việc sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS, kết hợp phân bón lá RQ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho cây hành, tỏi giúp cho cây mạnh khỏe, tăng khả năng chống chịu với sâu hại, do đó đã giúp giảm được phần nào chi phí về thuốc trừ sâu hại.

 

Bảng 4. Số lần phun thuốc trừ sâu, bệnh theo từng giai đoạn

trên cây hành, cây tỏi mô hình và đối chứng

Cây hành

Loại thuốc

Ruộng mô hình

Ruộng đối chứng

Tỷ lệ giảm so đ/c (%)

Giai đoạn

(ngày sau trồng)

(10 - 30)

Thuốc trừ sâu

4,3

4,7

8,5

Thuốc trừ bệnh

0,7

2,0

65,0

(30 -60)

Thuốc trừ sâu

5,7

6,3

9,5

Thuốc trừ bệnh

0,0

0,0

0,0

(60 - 70 )

Thuốc trừ sâu

1,7

1,7

0,0

Thuốc trừ bệnh

0,0

1,0

100

Tổng cả vụ

Thuốc trừ sâu

11,7

12,7

7,8

Thuốc trừ bệnh

0,7

3,0

76,7

Cây tỏi

Loại thuốc

Ruộng mô hình

Ruộng đối chứng

Tỷ lệ giảm so đ/c (%)

Giai đoạn

(Ngày sau trồng)

(20 - 40)

Thuốc trừ sâu

6.3

6.3

0.0

Thuốc trừ bệnh

0.7

1.7

58,8

(40 -80)

Thuốc trừ sâu

8.7

9.0

3,3

Thuốc trừ bệnh

0.3

0.3

0.0

(80 - 120 )

Thuốc trừ sâu

5.3

5.3

0.0

Thuốc trừ bệnh

0.3

1.0

70,0

Tổng cả vụ

Thuốc trừ sâu

20,3

20,6

1,5

Thuốc trừ bệnh

1,3

3,0

56,7

 

TƯ VẤN TRỤC TUYẾN

+84 977 30 22 88
PADCO

padcoltdvn@gmail.com