Vận tải hàng hóa, vận tải đường biển, ô tô vận tải

underfined   underfined

Cơ sở khoa học của chế phẩm OREMINA-PLUS

Cơ sở khoa học của chế phẩm  OREMINA-PLUS

 

Công nghệ vi sinh hữu hiệu (Effective Microorganisms) do Giáo sư - Tiến sĩ Teruo Higa - Trường Đại học Tổng hợp Ruykyus, Okinawa, Nhật Bản sáng tạo ra và được áp dụng vào thực tiễn vào đầu năm 1980. Giáo sư Teruo Higa đã đưa ra một công nghệ mới có tính sáng tạo: sử dụng một hỗn hợp vi sinh vật hữu hiệu để chế tạo chế phẩm có tác dụng đa năng trong việc tăng cường sức khỏe của cây trồng, và xử lí ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nông nghiệp. Công nghệ này đã được áp dụng thành công ở hơn 100 nước trên thế giới. Đã có nhiều tổ chức, trung tâm nghiên cứu của thế giới hoặc từng nước nghiên cứu công nghệ EM như Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp tự nhiên quốc tế ATAMI, Nhật Bản (INFRC),  cơ quan nghiên cứu Vi sinh vật hữu hiệu Okinawa, Nhật Bản (EMRO), mạng lưới nông nghiệp tự nhiên châu Á - Thái Bình Dương, Bangkok, Thái Lan (APNAN)... Đến nay, công nghệ vi sinh hữu hiệu đã được nhiều nước sử dụng, coi đó là một giải pháp cho việc phát triển nông nghiệp bền vững tăng năng suất và chất lượng cây trồng và vệ sinh môi trường có hiệu quả.

 

Công nghệ vi sinh vật hữu hiệu được biết đến ở Việt Nam vào những năm thập kỉ 1990. Nhiều cơ quan nghiên cứu và địa phương như Viện Bảo vệ thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là học viện Nông nghiệp Việt Nam), Đại học Quốc gia Hà Nội, Tỉnh Thái Bình, Vĩnh Phúc, Thành phố Hà Nội, Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai... đã tiến hành thử nghiệm thăm dò bước đầu chế phẩm EM trên lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, vệ sinh môi trường đã thấy được hiệu quả tích cực của công nghệ vi sinh hữu hiệu.

Năm 1998, Bộ Khoa học và Công nghệ đã quyết định cho thực hiện Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ vi sinh vật hữu hiệu trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường" (từ năm 1998- 2000) do GS. TS. NGND Nguyễn Quang Thạch làm Chủ nhiệm. Đề tài đã tập hợp được đông đảo các cơ quan nghiên cứu và địa phương tham gia thực hiện (Trường Đại học Nông nghiệp I, Viện Khoa học kĩ thuật nông nghiệp Việt Nam, Viện bảo vệ thực vật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Trung tâm phát triển công nghệ Việt Nhật, Xí nghiệp chế biến rác Tây Mỗ, Viện Hóa học công nghiệp, Viện Quân Y 108…). Đề tài đã đánh giá được thành phần, hàm lượng, cơ chế tác động của các chủng vi sinh vật có mặt trong chế phẩm, xây dựng được nhiều quy trình sử dụng chế phẩm EM trong trồng trọt, bảo vệ thực vật. Đề tài đã được nghiệm thu và kết quả nghiên cứu được đánh giá tốt. Tuy nhiên, Hội đồng nghiệm thu lưu ý: “Chế phẩm vi sinh hữu hiệu là chế phẩm nhập nội từ Nhật nên vấn đề vi sinh vật lạ là vấn đề cần phải xem xét khi đưa ra sử dụng rộng rãi”.

Việc nghiên cứu chế tạo ra chế phẩm có tác dụng tương tự như chế phẩm nhập nội nhưng sử dụng các chủng vi sinh vật được phân lập từ các nguồn vật liệu Việt Nam, có nguồn gốc rõ ràng là hết sức cần thiết. Viện Sinh học Nông nghiệp – ĐH Nông nghiệp Hà Nội với sự giúp đỡ của các chuyên gia vi sinh vật của Đại học Khoa học Tự nhiên đã dày công nghiên cứu và chế tạo thành công chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu tại Việt Nam và đã đặt tên là OREMINA-PLUS. Trong đó, có cụm từ EM (vi sinh vật hữu hiệu) và INA là tên viết tắt của Viện Sinh học Nông nghiệp (Institute of Agrobiology). Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước cùng với kết quả thực hiện dự án cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo “Hoàn thiện qui trình sản xuất và ứng dụng các chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu ( OREMINA-PLUS) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và xử lí môi trường”  Viện Sinh học nông nghiệp – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã hoàn thiện quy trình chế tạo và sử dụng chế phẩm OREMINA-PLUS trên nhiều lĩnh vực môi trường và nông nghiệp.

Chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu OREMINA-PLUS (Effective microorganisms of Institute of Agrobiology) là tập hợp các loài vi sinh vật có ích bao gồm các nhóm vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn Lactic, nấm men, xạ khuẩn), sống cộng sinh trong cùng môi trường. Với những nhóm vi sinh vật có mặt trong chế phẩm OREMINA-PLUS, với cơ chế tác động khác nhau nhưng đều theo hướng làm lệch cân bằng giữa vi sinh vật có ích và vi sinh vật gây hại trong đất, nước, vật nuôi, cây trồng và môi trường. Kết quả làm tăng khả năng đồng hóa, sức đề kháng, sự sinh trưởng của vật nuôi và cây trồng cũng như làm trong lành môi trường. Có thể điểm qua tác dụng của các nhóm vi sinh vật chính có mặt trong chế phẩm OREMINA-PLUS:

Nhóm vi khuẩn Lactic:

- Vi khuẩn lactic sinh axit lactic và một số chất kháng khuẩn Bacterioxin có tác dụng tiêu diệt và ức chế các vi sinh vật có hại, gây bệnh. 

Nhóm vi khuẩn Bacillus:

- Sản sinh ra các enzyme protease và amylase có vai trò tích cực trong việc phân giải các sản phẩm protein, các sản phẩm của sự phân giải như đường, axit amin lại có vai trò dinh dưỡng đối với cây trồng cũng như hệ vi sinh vật có lợi có mặt trong chế phẩm.

- Vi khuẩn Bacillus còn có khả năng cạnh tranh sinh học, giảm sự phát triển của Vibrio, vi khuẩn có hại.

Nhóm vi khuẩn quang hợp:

- Là nhóm vi khuẩn tự dưỡng quang năng, có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để chuyển thành các năng lượng hóa học giúp vi sinh vật có thể tự dưỡng hoàn toàn, không phụ thuộc vào sự cung cấp các chất hữu cơ làm nguồn dinh dưỡng. Vi khuẩn quang hợp tổng hợp nên các hợp chất có lợi như axit amin, hoocmon sinh trưởng, một số vi khuẩn trong nhóm này có khả năng cố định Nito, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu.

Nhóm nấm men:

- Thuộc loại vi nấm, góp phần phân hủy các hợp chất hữu cơ, tổng hợp các chất kháng sinh, sản sinh nhiều vitamin và axit amin đặc biệt là các axit amin không thay thế có vai trò quan trọng cho sinh vật.

- Các sản phẩm trao đổi của nhóm vi khuẩn này trong chế phẩm sẽ là nguồn dinh dưỡng cho nhóm vi sinh vật khác, điều ấy làm cho chúng có thể tồn tại chung trong chế phẩm và có tác dụng tương hỗ khi đưa ra môi trường.

Hiện nay Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam được ủy quyền của Viện Sinh học nông nghiệp triển khai phát triển sản phẩm OREMINA-PLUS trên các đối tượng cây trồng. Kết quả đã rất hiệu quả trên các đối tượng như:

1. Quản lý các đối tượng bệnh hại trên cây hành tỏi;

2. Quản lý bệnh trên cây họ cà, dưa: bệnh héo dây, bệnh thán thư, bệnh chết cây con;

3. Quản lý bệnh trên cây thuốc lá: bệnh héo xanh, chết cây, đốm cháy lá;

4. Quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm cây hồ tiêu;

5. Quản lý bệnh rụng quả non cây cà phê;

6. Quản lý bệnh hại lúa: bạc lá lúa, đạo ôn, khô vằn…

Thông tin chi tiết: Công ty TNHH Phát triển nông nghiệp Phương Nam – Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao – Khu Nông nghiệp công nghệ cao, xã Phạm Văn Cội, Củ Chi, TP. HCM

ĐT/Fax: 0862 900610; Mobi: 0977872288;

Web: padco.vn; email: padcoltdvn@gmail.com

TƯ VẤN TRỤC TUYẾN

+84 977 30 22 88
PADCO

padcoltdvn@gmail.com